Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

ĐÔI DÒNG VỀ TIẾNG VIỆT

Có thể nói rằng, Phạm Công Thiện là một trong vài người biết nhiều ngoại ngữ nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Thuở nhỏ, ông đã được người đời xưng tụng là thần đồng ngôn ngữ. Lúc sinh thời, ngoài việc rất giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp, ông còn biết nhiều ngoại ngữ và cổ ngữ khác. Ông từng tâm sự: "Hồi 13-14 tuổi, tôi đã tự học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Ba Lan... Đến năm 18-19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng, ...".

Năm 1957, Phạm Công Thiện đã cho xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm. Tự điển Anh Ngữ Tinh Âmđược học giả Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu và vị học giả này đã lấy làm kinh ngạc vì tác giả của cuốn tự điển chỉ mới 16 tuổi đầu.
Tuy biết nhiều ngoại ngữ một cách sâu sắc và lỗi lạc nhưng ông chưa bao giờ dám coi thường tiếng Việt. Trái lại, ông là người rất là trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình. Đoạn tự sự của ông dưới đây đã nói lên điều này:


"Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó học nhất, vì chữ Việt không có văn phạm và ngữ pháp, không có ngày nào tôi không dở Tự Điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức và quyển Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh Nghị để học từng chữ A, từng chữ B, tôi chịu khó học lại từng dấu hỏi, từng dấu ngã để nhìn lại những nét mặt thân quen của bà con làng xóm mà từ bao nhiêu năm lang bạt kỳ hồ tôi đã bỏ quên một cách ngu dại. Đối với tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ấn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nào khoét sâu vào được. Có lẽ khi sắp chết thì niềm bí ẩn kia sẽ hiện nguyên hình..." (Tôi Là Ai - Nietzsche, Phạm Công Thiện dịch. NXB Phạm Hoàng, 1970. Trang 10-11)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét